Khách hàng phàn nàn: 0964 80 80 84

Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng bếp từ

  • Bếp từ với rất nhiều ưu điểm như tiết kiệm, nhanh và tiện dụng đang được nhiều khách hàng lựa chọn. Tuy vậy, không ít người còn gặp khó khăn khi sử dụng loại bếp khá mới này. Bếp An Phúc  xin chia sẻ cách sử dụng bếp từ cụ thể để quý khách hàng tham khảo.
     
    Với tình hình giá gas ngày một cao, bếp từ đang dần chiếm lĩnh thị phần bếp nấu tại các đô thị lớn tại Việt Nam. Ngoài những đặc điểm như đun nấu rất nhanh và tiết kiệm năng lượng do công nghệ cảm ứng từ mang lại, bếp từ còn có đặc điểm là rất nhạy, dễ thay đổi nhiệt lượng. Một bếp từ thường có 9 10 nấc thay đổi nhiệt lượng, kéo theo đó là khá nhiều tính năng được tích hợp trên bộ điều khiển của bếp. Những tính năng này vô cùng tiện lợi và được các vợ chồng trẻ hay các bạn sinh viên ưa thích, nhưng với những bà nội trợ lớn tuổi một chút thì những tính năng này lại có vẻ rối rắm và gây bối rối bất tiện. 
     
    Bếp An Phúc xin đưa ra những hướng dẫn chi tiết, dễ hiểu nhất để các bạn tham khảo:
     
    1. Nhận biết và phân loại bếp từ
     
    Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại bếp từ của các hãng sản xuất khác nhau, nhưng nổi tiếng nhất là những thương hiệu như: Bếp từ Giovani, Fagor, Bosch, Teka, Cata,Spelier, Kocher, Ẻurosun, Dmestik,Faster, Baumatics, Chefs v.v. Những loại bếp được ưa chuộng nhất là bếp từ âm, vừa có tĩnh thẩm mỹ cao, vừa tiện dụng và mạnh mẽ, đủ sức thay thế bếp gas.
    Hưỡng dẫn chi tiết cách sử dụng bếp từ
     
     
    Nguyên lý hoạt động của bếp từ
     
    Bếp từ sử dụng nguyên lý cảm ứng từ trường giao biến sản sinh dòng điện cảm ứng phát nhiệt, biến điện năng thành từ trường giao biến có thể trực tiếp sử dụng với nồi có đáy bằng sắt với tốc độ nhanh, hiệu quả truyền nhiệt cao. Khi đặt nồi bằng kim loại mà thành phần có chứa phần tử sắt (chất nhiễm từ) trong vùng từ trường, dòng Foucailt tự động tạo ra. Đáy nồi bằng kim loại nằm trong từ trường này sẽ nóng lên và nấu chín thức ăn.
     
    Bếp điện từ ứng dụng cảm ứng điện từ để tạo ra nhiệt, do đó sau khi cắm điện trên mặt bếp không bị nóng lên. CChỉ khi đặt nồi có sắt từ lên bếp thì nồi sẽ nóng. Bếp điện từ không dùng được các loại nồi thuỷ tinh, nhôm, đồng, nồi đất vì đó là những vật liệu phi sắt từ tính không thể tăng nhiệt độ
    Hưỡng dẫn chi tiết cách sử dụng bếp từ
     
     
    Bếp từ không nóng nếu khống có nồi sắt từ.
     
    2. Hướng dẫn sử dụng và vận hành bếp từ đúng cách và an toàn
    2.1. Lưu ý an toàn
     
    Trước khi sử dụng, cần nắm được các điều lưu ý sau để đảm bảo an toàn khi sử dụng bếp từ.
     
    Đặt bếp ở những nơi bằng phẳng để sử dụng.
    Tránh tăng nhiệt hoặc giảm nhiệt đột ngột quá lớn khi bên trong nồi không có gì để tránh hiện tượng nồi phải chịu nhiệt độ quá cao gây biến đổi hình dạng nồi.
    Không đặt bếp từ gần những nơi có lửa hay nhiệt độ quá cao, chịu ánh nắng trực tiếp v.v.
    Không đặt những vật bằng kim loại như dao, nhôm, nắp vung, muỗng, thìa… lên mặt bếp, vì những vật này có khả năng biến nhiệt.
    Không nên đặt báo, vải lên mặt bếp gián tiếp tăng nhiệt, để tránh nhiệt độ dưới đáy nồi quá cao gây cháy (giữa nồi và mặt bếp không nên đặt bất kì vật gì).
    Không đặt bếp từ dưới thảm hoặc vải để sử dụng để tránh việc ngăn cản chỗ thoát khí và ống thoát khí ảnh hưởng tới quá trình tản nhiệt. Khi cần sử dụng nên đặt 1 tờ giấy cứng bên dưới bếp.
    Hưỡng dẫn chi tiết cách sử dụng bếp từ
     
    Tránh để thức ăn rơi vãi trên mặt bếp
     
    Tránh sự va đập trên bề mặt bếp, nếu trên mặt bếp xuất hiện vết, lập tức phải tắt nguồn hoặc đưa tới nhà máy hoặc cửa hàng để sửa chữa.
    Không nên trong trạng thái lắp nồi mà vận chuyển bếp.
    Sau khi nấu ăn xong, nồi sẽ sinh ra một nhiệt lượng nhiệt độ cao sẽ dẫn nhiệt tới bề mặt bếp, lúc này không nên sờ tay vào mặt bếp.
    Khi không sử dụng bếp nữa cần rút dây nguồn
    Phải chùi sạch sẽ bếp tránh các loại côn trùng hay những con vật nhỏ chui vào trong bếp có thể dẫn tới sự cố như đường điện bị chập.
    Không được đặt bếp từ lên mặt nhôm hoặc trên mặt kim loại để sử dụng để tránh đáy bếp bị cháy.
    Bạn có thể tham khảo thêm tại đây: cách vệ sinh bếp từ sau khi đun nấu.
    2.2. Hướng dẫn sử dụng bếp từ và cách vận hành an toàn
     
    Hưỡng dẫn chi tiết cách sử dụng bếp từ
     
    Bếp từ thường có rất nhiều tính năng!
     
    Về cơ bản, các nút cần nhớ nhất bao gồm: bật bếp, tắt bếp, điều chỉnh tăng và giảm nhiệt. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả tối đa các chức năng cửa Bếp Điền Từ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và vận hành bếp điền từ sau đây:
     
    Các bước vận hành cơ bản bếp từ
     
    BẬT BẾP: Nhấn (hoặc chọn) các chức năng như: Giữ ấm, Hầm, Nấu, Đun nước, Xào, Lẩu, Rán, Nướng, nếu không chọn chức năng, bếp sẽ thường tự động nấu ở chức năng Lẩu.
     
    TẮT BẾP: Nhấn phím “Nguồn điện” bếp sẽ ngừng hoạt động
     
    CHỨC NĂNG GIỮ ẤM: Nhấn phím chức năng “Heat milk”, lúc này đèn hiển thị chức năng Giữ ấm sáng. Bếp rơi vào trạng thái tự động giữ ấm
     
    CHỨC NĂNG HẦM: Nhấn phím “ PORRIDGE”, lúc này đèn hiển thị chức năng PORRIDGE sáng. Lúc này, bếp rơi vào trạng thái tự động điều chỉnh công suất từ 1200W- 200W trong khoảng thời gian là 30 phút. Sau đó, bếp rơi vào trạng thái tự động giữ ấm.
     
    CHỨC NĂNG NẤU: Nhấn phím chức năng “Nấu”, lúc này đèn hiển thị chức năng Nấu sáng. Lúc này , bếp rơi vào trạng thái tự động điều chỉnh công suất từ 800W – 200W. Sau đó, bếp rơi vào trạng thái tự động giữ ấm.
     
    CHỨC NĂNG ĐUN NƯỚC: Nhấn phím chức năng Đun nước, lúc này đèn hiển thị chức năng Đun nước sáng. Chức năng này mặc định ở công suất 2000W và tự động ngắt. Thời gian mặc định cho chức năng này là 30 phút và thời gian này có thể thay đổi qua phím Tăng nhiệt “+”,Giảm nhiệt “- ” tuỳ theo lượng nước cần nấu.
    hinh anh huong dan su dung van hanh bep dien tu
     
    Hình ảnh: hướng dẫn sử dụng và vận hành bếp điện từ
     
    CHỨC NĂNG XÀO: Nhấn phím chức năng Xào, lúc này đèn hiển thị chức năng Xào sáng. Có thể điều chỉnh nhiệt độ chức năng xào thông qua phím “Tăng”, “Giảm” nhiệt.
     
    CHỨC NĂNG LẨU: Nhấn phím chức năng Lẩu, lúc này đèn hiển thị chức năng Lẩu sáng. Có thể điều chỉnh nhiệt độ chức năng Lẩu thông qua phím “Tăng”, “Giảm” nhiệt.
     
    CHỨC NĂNG RÁN: Nhấn phím chức năng Rán, lúc này đèn hiển thị chức năng Rán sáng. Có thể điều chỉnh nhiệt độ chức năng Rán thông qua phím “Tăng”, “Giảm” nhiệt.
     
    CHỨC NĂNG NƯỚNG: Nhấn phím chức năng Nướng, lúc này đèn hiển thị chức năng Nướng sáng. Có thể điều chỉnh nhiệt độ chức năng Nướng thông qua phím “Tăng”, “Giảm” nhiệt. (Lưu ý: Chức năng Nướng phải đặt thực phẩm lên trên vỉ nướng bằng sắt hoặc Inox).
     
    CHỨC NĂNG HẸN GIỜ: Trong trạng thái bếp hoạt động, sau khi chọn những chức năng tự động là Giữ ấm, Nấu thì ấn tiếp phím Đặt giờ/Hẹn giờ, đèn phím Đặt giờ/Hẹn giờ sáng rơi vào trạng thái Đặt giờ. Lúc này, nhấn phím “+” thời gian đặt giờ tăng thêm 1 phút, ấn phím “–” tăng thêm 1 giờ, thời gian Hẹn giờ có thể điều chỉnh trong phạm vi từ 00:00 – 23:00 .Thời gian Hẹn giờ tính theo cách đếm ngược. Sau khi Hẹn giờ, bếp sẽ tự động khởi động chức năng tự động đã được chọn.
     
    CHỨC NĂNG ĐẶT GIỜ: Sau khi chọn xong chức năng tương ứng, nhấn phím Đặt giờ/Hẹn giờ, đèn chức năng Đặt giờ/Hẹn giờ sáng và rơi vào trạng thái Đặt giờ, nhấn phím “+”, “-” có thể điều chỉnh Đặt giờ từ 1 phút đến 120 phút. Sau khi đạt đến thời gian Đặt giờ, bếp sẽ tự động tắt.

    Cách vệ sinh bếp từ sau khi sử dụng